Những chia sẻ tâm tình không có trên tivi về Hôn nhân

Mới đây được sếp Lại Bắc Hải Đăng update là “Hãy yêu nhau đi" 8h tối Chủ nhật tuần trước rating cao lắm, thấy lòng vui và thích thú vô cùng ❤.

Quả là chương trình tuần trước có “Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà" thật:
🌺 Câu chuyện cặp đôi nhân vật rất là thú vị: Cưới sớm ở tuổi 20 vì “bác sĩ giục", những bỡ ngỡ non nớt của những bạn trẻ chưa sẵn sàng làm vợ chồng/làm bố mẹ, những khó khăn và thử thách của cuộc sống gia đình trẻ...
🌺 Bản thân 2 bạn Nhât vật lại rất chân thành và dễ thương, chia sẻ cởi mở thoải mái về câu chuyện của mình, cảm xúc rất thật, rất “chạm" đến cảm xúc khán giả. Có lúc cười vui vẻ vì thấy đáng yêu, có lúc trầm lại vì thấy đáng suy ngẫm, có lúc không khỏi nghẹn ngào vì xúc động.
🌺 Cặp đôi MC với khách mời nghệ sĩ tám chuyện rất xôm và duyên, kích không khí chương trình lên đáng kể.
🌺 Truyền thông tốt, lại thừa hưởng “hiệu ứng” truyền thông theo số đầu lên sóng khá thành công và gây ấn tượng
🌺 Team sản xuất có tâm, rất đầu tư về tiết tấu, cách dựng, biên tập nội dung…

Nói chung, là 1 chương trình số 2 lên sóng của 1 format mới toanh - thực sự đã có thể coi là 1 “thành tựu bước đầu đáng tự hào của cả ê-kíp ❤.

May be an image of one or more people, glasses and text that says "20 TUỔI LẤY CHỒNG??? NUԔI CON ÁP LỰC KẾT HÔN SỚM LÀ CẢM GIÁC NHƯ THẾ NÀO?"
Là 1 “chiên ra" cố vấn về hẹn hò - tình yêu của show, thực ra bản thân thấy mình hơi “mờ nhạt" ở tập này, vì những gì lên sóng chủ yếu là cười, đọc câu hỏi, đùa vui tán nhảm xiu xíu với mọi người cho xôm chương trình 😀.

Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng đó là khách quan, khi mà thời lượng lên sóng là 1 tiếng mà tổng thời gian sản xuất hiện trường lên đến 7 tiếng, thời gian ghi hình chắc ít nhất cũng phải 3 tiếng, thì thực sự chỉ có thể “chắt lọc tinh tuý", khai thác các chi tiết hay nhất về nhân vật, dành thời lượng cho phần ca nhạc, khách mời, kết nối online các điểm cầu, các hoạt động tương tác - game, và phần dẫn dắt MC… Như thế là đã là công trình “vất vả nhồi nhét” của các Biên tập lắm rồi 😀.

Dù sao từ góc độ của mình, thực ra tôi cũng vẫn thấy khá tiếc nuối vì chưa có cơ hội chia sẻ trên sóng những quan điểm, góc nhìn của mình về cặp đôi này, với 1 câu chuyện rất thú vị và có những điều đáng suy ngẫm…, vậy nên nhân tiện tối nay lên sóng số 3, muốn hô hào mọi người đón xem để thưởng thức 1 chương trình “giải trí về tình yêu" rất hấp dẫn và đặc sắc, tôi muốn chia sẻ đôi dòng về những cảm xúc khi làm chương trình.

Nhớ lại hôm đầu trao đổi về kịch bản với ê-kíp, ngay khi nhận được profile cặp đôi mình đã khá háo hứng và kì vọng:
1 cô bé Tiktoker xinh xắn trẻ trung, sinh năm 98.
1 chàng Quay phim đam mê công việc, sinh năm 92.
Cách đây 4 năm, 2 bạn mới yêu nhau 1 thời gian chưa dài thì “bất thình lình" “bị cưới" trong 1 tình huống chưa chuẩn bị trước: Có bầu.
Cậu trai 26 tuổi thực ra cũng bất ngờ nhưng không có vấn đề gì quá lớn, vì khi đó cũng đã ổn định công việc và “đến tuổi Ok để kết hôn” rồi.
Vấn đề là cô bé còn quá trẻ, 20 tuổi - thời điểm bắt đầu chập chững bước vào cuộc sống, bỡ ngỡ những năm đầu Đại học, còn bao nhiêu dự định và điều muốn làm, nhiều dự định muốn “vùng vẫy & thoả sức".
Cô bé đã rất hoang mang và lo sợ, không biết phải làm gì trước tình huống bất ngờ với 1 chuyện “tày đình" như thế này, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ lấy chồng và làm mẹ sớm như vậy, và đặc biệt lo sợ bố mẹ mình sẽ bị ảnh hưởng bởi những lời gièm pha, đánh giá của những người xung quanh. Nghe cô bé chia sẻ đoạn ấy thực sự là rất xúc động. 4 năm qua rồi, cô bé vẫn nghẹn lời - méo cả giọng khi nói “Em thấy có lỗi với bố mẹ em".

Thực ra, câu chuyện của cặp đôi này ko hề mới, ko hề lạ lẫm với chúng ta, nhưng để 1 cặp đôi “nhân vật chính" lên sóng, tự kể chuyện 1 cách sống động và chân thành" như thế này, có lẽ chưa có tiền lệ thì phải.

Tất nhiên, trong luồng nội dung của chương trình, còn rất nhiều chi tiết, tình huống, câu chuyện.. thú vị nữa mà tôi không muốn spoil hết ra ở đây, vì vẫn muốn dành cảm xúc và sự bất ngờ cho những người chưa xem show trên TV - và hoàn toàn có thể xem lại trên VTVGo (theo link mà tôi sẽ post ở dưới comment).

Chỉ biết là sau khi chương trình kết thúc, tôi nhận được rất nhiều comment, tin nhắn của nhiều người - không phải chỉ kiểu chúc mừng vui vui vì “nhìn thấy Ánh trên sóng", mà có nhiều lời khen rất chân thành rằng “chương trình này rất hay và nhiều cảm xúc", nhiều người đã nghẹn ngào, đã khóc khi xem chương trình.

Còn tôi - vì bệnh "lắm chữ" đã ăn vào máu 😀, nên tôi lại phải chia sẻ "hơi dài" về những cảm xúc sau chương trình như thế này:

My và Tuấn (tôi muốn gọi tên 2 Nhân vật ra cho cảm giác gần gũi và chân thực) đã lấy nhau khi cả 2 còn chưa sẵn sàng về nhiều yếu tố, ví dụ điển hình như 3 yếu tố quan trọng:
- Tâm thế/Tâm lí sẵn sàng cho hôn nhân/vai trò làm bố mẹ
- Sự độc lập tài chính để lo được cho gia đình chung
- Nền tảng tình cảm dành cho nhau, sự thấu hiểu và cảm thông để “đón nhau vào cuộc đời"

Thực ra, sự chưa sẵn sàng này không hoàn toàn là chỉ do tuổi tác, bởi chúng ta cũng thấy rất rất nhiều cặp đôi xung quanh chúng ta dù có bao nhiêu tuổi và trải qua bao nhiêu thứ trong cuộc sống đi nữa thì họ vẫn hoàn toàn có thể kết hôn trong tình trạng chưa sẵn sàng về những yếu tố trên, và họ cũng vẫn bị vấp váp rất nhiều liên quan đến những điều đó.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận là “năm tháng" cũng vẫn có ý nghĩa nhất định trong câu chuyện “trải nghiệm sống" và bản lĩnh đối mặt với các vấn đề trong đời, vậy nên khi kết hôn khi còn “quá trẻ", thì mức độ chưa sẵn sàng sẽ có phần cao hơn so với các đối tượng “có tuổi" hơn.

Có thể nói rằng, từ sự chưa sẵn sàng đó, My và Tuấn đã gặp rất nhiều sự bỡ ngỡ, loay hoay trong việc đối xử với nhau, xử lí các tình huống trong mối quan hệ, cuộc sống chung, tổ chức cuộc sống gia đình, đối mặt với các vấn đề của hôn nhân, của những người làm bố mẹ.
Tôi nhớ nhất khoảnh khắc My khóc và kể về khoảng thời gian sau sinh, khi cô gái 20 tuổi loay hoay với đứa con đỏ hỏn 1 mình, chồng đi công tác và có những lúc không có ai giúp đỡ bên cạnh, cô gái đã cảm thấy mình bất lực, vật vã về cảm xúc đến mức phải tự đấm tay vào tường rất nhiều để giải toả cho bản thân, vì cô rất sợ lỡ mình không kiềm chế được thì sẽ làm tổn thương con mình, lỡ làm em bé đau.

Lúc ấy, tại trường quay, tôi cũng đã khóc, nghẹn ngào khóc ko thể kiềm chế được.
Có lẽ ai từng làm mẹ nghe câu chuyện này cũng đều xúc động, cũng đều hiểu được phần nào cảm giác của My, và thực sự thương cô gái ấy.

Kể lại câu chuyện đã qua 3 năm rồi, My nói “Em không muốn lạm dụng từ “trầm cảm sau sinh” (chắc bởi nhiều người nói quá rồi), nhưng giai đoạn đó với em rất là bế tắc".
Tôi nghĩ rằng, có thể nói My đã chớm “trầm cảm" ở thời điểm đó.

MC chương trình bình luận rằng việc chồng đi công tác vào thời điểm đó là 1 trong những tác nhân làm cho My cảm thấy cô đơn và bế tắc, vì người phụ nữ nhiều khi chỉ cần “nhìn thấy mặt chồng ở nhà thôi là đủ".

Còn tôi - từ góc độ 1 người phụ nữ, tôi đã chia sẻ rằng: Việc My bị như vậy không chỉ là vấn đề Tuấn đi công tác, không phải chỉ là vì “chồng không có mặt ở nhà", mà là vấn đề lúc đó 2 bạn đã bị mất kết nối về cảm xúc và tinh thần - chứ không chỉ là khoảng cách về địa lí.
Tất nhiên, việc ở xa tạo ra những rào cản nhất định và là 1 phần tác nhân gây nên cảm xúc tiêu cực của My, nhưng nếu như khi ấy Tuấn đã đủ trải nghiệm và sự tinh tế, nỗ lực để làm cho My cảm thấy được quan tâm, yêu thương đủ nhiều, cảm thấy được rõ “sự đồng hành từ xa" đủ nhiệt tình của chồng, thì My sẽ đỡ hơn rất nhiều trong thời điểm đó.

Ở đây tôi không trách Tuấn, và cũng không phải nói kiểu “đòi quyền lợi cho phụ nữ".
Tôi chỉ đang muốn phân tích khách quan rằng chuyện gì đã xảy ra trong thời điểm ấy, và tại sao cảm xúc của My lại xuống thấp đến mức bế tắc.

Rõ ràng, Tuấn cũng là 1 cậu trai 2x tuổi bình thường, có phần “vô tâm" cố hữu của người có giới tính Nam, chưa từng có kinh nghiệm “làm chồng - làm cha", lại đang mải mê với công việc, nên rất khó biết cách “xử lí" tình huống đó êm đẹp nhất có thể 🙂.
Thậm chí trong tình huống này, nhiều người đàn ông ngoài kia còn có thể nghĩ rằng “Đang bận bỏ xử í lại còn cứ lèo nhèo ở nhà khóc lóc với đòi hỏi. Ai mà chả bầu, chả đẻ, chả phải chăm con vất vả, có gì mà to tát, khóc lóc với kêu ca".
Thôi thì miễn bàn về cách nghĩ đó, bởi vì tôi tin là đàn ông nào nghĩ như thế, thì rõ ràng họ chả yêu thương gì người phụ nữ của họ hay đứa con của họ cả. Người duy nhất họ yêu là chính bản thân mình.

Còn với Tuấn, tôi tin rằng Tuấn vẫn yêu My. Đến thời điểm này sau 3 năm chung sống, chắc chắn không ít lần “xô bát xô đũa", không ít “cuộc nội chiến" đã từng nổ ra, nhưng tôi vẫn nhìn thấy ánh mắt long lanh khi Tuấn nhìn vợ nhảy Tiktok, vẫn thấy sự hào hứng kéo tay vợ để nắm mỗi lúc có dịp đứng cạnh nhau, vẫn quan tâm để ý từng sở thích nhỏ nhặt nhất của vợ (làm vợ còn bất ngờ luôn 😃), vẫn rất thích thú khi được ôm, hôn vợ - bất chấp là ai đang nhìn hay cả dàn máy quay đang chĩa vào (kể cả trong khi vợ còn cứ ngượng ngùng, ngại ngần đẩy ra 😃).

Như vậy, sự vô tâm thời điểm đó không phải là do Tuấn ko yêu My hay cố tình vô tâm với vợ, mà đơn giản là cậu chàng không biết phải làm gì hơn, và có thể nghĩ rằng “Mình bắt buộc phải đi công tác như thế này, biết làm thế nào bây giờ".

Tất nhiên để “làm khác được" thì sẽ phải cần 1 “giáo trình dài như sớ" và 1 quá trình “tu luyện" rất lâu dài 😀, nhưng nếu muốn ngắn gọn lại nhất thì ở đây chỉ cần 1 hướng tư duy “Mình phải nỗ lực rất nhiều để vợ cảm thấy dù ở xa nhưng mình vẫn quan tâm, yêu thương và muốn chia sẻ cùng vợ".

Có thể chồng sẽ phải lưu tâm hơn, liên tục check điện thoại xem vợ có nhắn tin gọi điện gì không, thay vì cứ miệt mài vào công việc - quên hết trời đất và nghĩ rằng “yêu cầu công việc phải thế'.
Có thể chồng sẽ phải dành thời gian nhắn tin, gọi điện hỏi han vợ, nói chuyện với vợ để cô ấy được “xả" những nỗi vất vả, mệt mỏi trong giai đoạn ấy".
Có thể chồng nên nghĩ cách gửi quà bất ngờ, gửi người ship đồ ăn-uống mà vợ thích, viết email tình cảm để động viên, thể hiện tình cảm yêu thương vợ để vợ vui vẻ hơn.
Có thể chồng sẽ phải kiên nhẫn lắng nghe, bao dung hơn, yêu thương nhiều hơn để sẵn sàng cho vợ “nói thoải mái, trách móc thoải mái”, và chỉ nên đáp lại bằng tình yêu thương vô điều kiện, không tranh luận, trách móc, đòi hỏi.
Có thể chồng sẽ phải thức khuya hơn, ngủ ít hơn - để “online" cùng vợ 1 chút trong những đêm vợ khó khăn, vật vã 1 mình với con - thay vì ngủ tít mít và nghĩ rằng “đó là hợp lí sau 1 ngày làm việc quá mệt". Ai cũng mệt mà, ai cũng phải nỗ lực hơn bình thường rất nhiều mà, nhỉ 🙂.
Vì chúng ta giờ đã là bố - mẹ, đã là vợ - chồng, chúng ta không thể thả lỏng bản thân như thời còn “son rỗi" được 🙂.

Các bạn chồng thân mến biết không, phụ nữ khi ấy mong manh và mệt mỏi lắm, cả về thể xác lẫn tinh thần. Họ cần cảm giác được yêu thương và đồng hành vô cùng, nhất là từ người đàn ông bên cạnh (ko nhất thiết phải là bên cạnh về mặt vật lí).

Ai cũng phải hi sinh cả, không ai nhiều hơn, nhưng cũng đừng ai vô tâm mà để “ít hơn" quá nhiều.

Vì vậy Tuấn ơi, chị không hề trách em vì những gì My đã phải trải qua, nhưng chị chỉ muốn giải thích cho em hiểu sâu hơn 1 chút về “phần trách nhiệm" của em khi My đã có những lúc “chớm trầm cảm sau sinh" như vậy.
Chị biết em yêu vợ và muốn quan tâm vợ, nhưng có thể chưa biết cách và chưa đúng cách.
Có thể thời điểm đó còn rất nhiều tác động khách quan, yếu tố tâm lí nào đó khiến em chưa làm tốt.
Tuy nhiên chỉ cần em đọc những điều này với 1 tư duy mở, không cảm giác bị trách móc hay khó chịu, mà chỉ đơn giản nghĩ rằng “À, thực ra mình cần cố gắng hơn trong những tình huống tương tự sau này để vợ mình cảm thấy đỡ stress hơn", như vậy đẫ là đủ lắm rồi 🙂.

Cho đến giây phút khi chương trình đang dễn ra, chị đã rất muốn nói với em rằng: Thực ra, My vẫn đang chưa hoàn toàn “chữa lành" được những tổn thương về những chuyện đã qua.

Khi mà cô ấy khóc ngay mỗi khi nhắc đến câu chuyện “Bố không nói chuyện với em 2 tuần", cô ấy vẫn còn nhiều day dứt vì chuyện ấy lắm. Cô ấy chưa thực sự thoát khỏi cảm giác có lỗi với bố mẹ khi mình “úp sọt" bố mẹ như vậy, và vẫn thấy nhiều day dứt về câu chuyện “cưới vì bác sĩ" của mình.

Khi mà cô ấy khóc ngay mỗi khi nhắc đến câu chuyện “Đấm tay vào tường trong đêm, bên cạnh em em bé đang không ngừng gào khóc", cô ấy vẫn tổn thương rất nhiều vì cảm giác cô đơn, không được chồng chia sẻ đồng hành sau sinh.

Khi mà cô ấy khóc ngay lúc em em quỳ xuống cầu hôn, nghĩa cô ấy vẫn có những tổn thương vì cảm giác “sợ rằng mình không được trân trọng - yêu thương đủ khi mà lấy chồng trong tình trạng “miễn cưỡng" như vậy”.

Khi mà cô ấy khóc nghẹn ngào trong vòng tay em đu đưa theo nhạc, cô ấy thì thầm rằng “Em sẽ cố gắng nhiều hơn để khắc phục những điểm chưa tốt của mình", tất nhiên 1 phần vì hạnh phúc và xúc động, nhưng 1 phần khác, có thể hiểu cô ấy vẫn có nhiều khi cảm thấy có thể “mình chưa đủ tốt nên không sợ sẽ không được chồng yêu".

Nói chung, My vẫn còn nhiều tổn thương cần được “chữa lành” từng bước, bằng tình yêu, sự quan tâm, sự chân thành và sự chia sẻ của em.

Rất may mắn rằng (theo chị cảm nhận), My là 1 người vui vẻ - cởi mở, không kiểu “thù dai" mà cũng rất dễ bỏ qua, vì vậy những tổn thương sẽ đến mức “sâu hoắm", khó chữa. Thêm nữa My cũng yêu em, và đó luôn là “chìa khoá" của mọi vấn đề".

Chỉ cần 2 người còn đủ yêu nhau và cần nhau, thì mọi thứ sẽ được dung hoà, mọi khó khăn sẽ có thể cùng vượt qua, mọi tổn thương sẽ có cơ hội hàn gắn, chữa lành.

Chỉ cần đừng vô tâm, chỉ cần đừng nghĩ rằng “cười vui, hạnh phúc thế này là đủ". Phụ nữ khác đàn ông ở chỗ họ "khó xí xoá" hơn, khó "refresh hoàn toàn" tâm trạng và tâm hồn hơn rất nhiều 😀.

Trước khi bước tới tương lai hạnh phúc thực sự và bền vững, chúng ta luôn cần lưu tâm đến những tổn thương đã qua, nâng niu và ôm ấm nó, để vỗ về dỗ dành nó, cho nó vơi dần, phai dần cho đến khi không còn rõ nét để gợi lên những cảm xúc tiêu cực cho chúng ta ở bất kì thời điểm nào.

Giống như vết thương ngoài da, nếu ko chữa nghiêm túc, có thể lúc này chưa gây ra vấn đề, nhưng tự nhiên đến 1 ngày phát hiện thành vết loét, nhiễm trùng nguy hiểm.
Dù khi thành sẹo, cũng nên chăm sóc nghiêm túc, để nó không thành sẹo lồi, sẹo thâm, sẹo xấu - nhiều khi tưởng chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ, nhưng thực ra lại có thể phát sinh nhiều hệ luỵ đi kèm.
Dù khi chữa sẹo, cũng phải rất thận trọng và lưu tâm, vì việc biến chứng khi chữa sẹo cũng đã xảy ra không ít, thậm chí có người có thể chết khi chữa sẹo cơ mà…

À chắn chắn là đây không chỉ nói Tuấn nhé, từ phía My cũng có rất nhiều điều cần cải thiện và cố gắng hơn. Nhưng chị nghe em nói ở cuối như vậy rồi thì chị thấy cơ bản có thể yên tâm. Chỉ sợ nhất người phụ nữ luôn “đổ lỗi", nghĩ rằng em “đủ tốt" rồi còn lỗi chỉ là do chồng em" 😀. Còn em thì tuy trẻ nhưng tư duy lại trưởng thành hơn nhiều ở chỗ đó, khi em đã hiểu rằng bản thân mình cũng còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết, có nhiều thứ có thể làm tốt hơn cho chồng và cho cuộc sống chung của 2 người, thì chị nghĩ tinh thần đó đã là rất đáng quý và sẽ là nền tảng rất tốt cho sự vun đắp, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

Tất nhiên, không nên trầm trọng hoá vấn đề, phức tạp hoá vấn đề làm gì, cứ vui vẻ hạnh phúc ở hiện tại đã là đáng trân trọng lắm rồi.

Đây là chỉ chút xíu nhắc nhở để lưu tâm, để không chủ quan rằng “vậy là xong", để luôn hiểu rằng tình yêu và hạnh phúc không phải là 1 thứ “tự nhiên sinh ra, tự nhiên tồn tại".
Nó là kết quả của sự nỗ lực không ngừng giữa 2 người, từng ngày, từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây…

Luôn cần đủ tình yêu, luôn phải đủ cần nhau, luôn nên đủ bao dung, chia sẻ, cảm thông, tôn trọng, tình thương, sự mong muốn làm cho nhau hạnh phúc...

Chúc 2 em luôn vui vẻ, yêu thương và và hạnh phúc ngập tràn như khoảnh khắc cuối cùng trong chương trình “Hãy yêu nhau đi" này nhé.
May be an image of one or more people, glasses and text that says "20 TUỔI LẤY CHỒNG??? NUԔI CON ÁP LỰC KẾT HÔN SỚM LÀ CẢM GIÁC NHƯ THẾ NÀO?"